Cục Thuế Quảng Ngãi công khai 47 doanh nghiệp nợ thuế
Vài tiếng trước thời khắc giao thừa, Ga Sài Gòn vẫn tấp nập hành khách. Chuyến tàu cuối cùng của năm Giáp Thìn khởi hành vào lúc 21h50, đưa những hành khách về quê đón tết. Đặc biệt, trên chuyến tàu này, mỗi hành khách đều mang theo một câu chuyện, một lý do riêng để khởi hành vào thời khắc này.Ai cũng mong đón giao thừa bên người thân. Nhưng vì lí do riêng mà mình không làm được. Cũng hơi chạnh lòng, nhưng cứ nghĩ đến khoảnh khắc được đoàn tụ ngày mùng 1 đã thấy vui rồi. Chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, đến từ Quảng Ngãi chia sẻ.Mỗi hành khách đều đang rất gấp rút, mong ngóng để sớm được trở về với gia đình. Có những hành khách vì sợ trễ tàu mà đã đến từ rất sớm. Để tiết kiệm thời gian, họ kết hợp cả bữa ăn tối trong lúc chờ tàu.Theo thông tin từ Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn, chuyến tàu cuối cùng của năm mang số hiệu SE2, với khoảng hơn 200 hành khách. Có những hành khách phải di chuyển quãng đường rất xa về các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên đa số hành khách sẽ đi về miền Trung hay các địa phương gần TP.HCM.Chuyến tàu cuối cùng của năm Giáp Thìn lăn bánh, trong những giây phút quan trọng, không chỉ là một hành trình dài, mà còn là cuộc đua với thời gian. Mỗi phút trôi qua dường như trở nên quý giá hơn bao giờ hết, bởi ai cũng mong kịp về nhà, kịp sum vầy cùng gia đình trong khoảnh khắc tết đến, xuân về. Cảm giác thời gian như đang trôi quá chậm, khiến cho sự mong đợi, lo lắng càng nhiều thêm.Chuyến tàu này mang theo những hy vọng và ước mơ của hành khách về một năm mới bình an, hạnh phúc.Trao tiền bạn đọc giúp gia đình 'chồng chăm vợ ung thư, con tự kỷ'
Ngày 8.3, tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức lễ phát động thi đua hoàn thành các mục tiêu tiến độ thi công Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H.Côn Đảo.Buổi lễ có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND các tỉnh Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND huyện Côn Đảo, lãnh đạo EVN và các nhà thầu thi công và người lao động trên công trường.Theo EVN, Côn Đảo có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo, đây cũng là một điểm du lịch sử, văn hóa và du lịch. Hiện nay, hệ thống điện huyện đảo chủ yếu dựa vào nguồn diesel với công suất hạn chế, khoảng 11,8 MW, chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.Để cung cấp điện cho biển đảo, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương giao EVN làm chủ đầu tư Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H. Côn Đảo. EVN giao Ban Quản lý Dự án Điện 3 (EVNPMB3) chịu trách nhiệm quản lý dự án.Dự án có tổng mức đầu tư 4.923 tỉ đồng, cấp điện áp 110 kV, với 103,7 km đường dây, gồm có 17,5 km đường dây trên không đi qua tỉnh Sóc Trăng. Cáp ngầm xuyên biển dài 77,7 km kết nối từ đất liền ra đảo; cáp ngầm dài 8,5km tại H.Côn Đảo; mở rộng TBA 220kV Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và xây dựng TBA 110/22kV GIS tại Côn Đảo.Theo EVN, sau khi hoàn thành công trình, tuyến đường dây cấp điện cho H. Côn Đảo với tổng công suất khoảng 29MW vào năm 2026, 55MW vào năm 2030 và 90MW vào năm 2035.Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo EVN khẳng định, lễ phát động phong trào thi đua hướng đến mục tiêu hoàn thành dự án cấp điện cho Côn Đảo ngay trong năm nay. Theo đó, lãnh đạo, EVN yêu cầu EVNPMB3, các nhà thầu thi công, đơn vị cung cấp vật tư thiết bị và tư vấn thiết kế tập trung nguồn lực, tổ chức thi công liên tục 24/7, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao khu vực biển cho dự án.EVN cam kết huy động tối đa nguồn lực, cùng với sự phối hợp của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, nhân dân và người lao động trên công trường, phấn đấu hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của H.Côn Đảo và tăng cường an ninh năng lượng biển đảo.
Trung Quốc công bố gì sau hai năm điều tra máy bay rơi khiến 132 người chết?
Khai thác bệnh sử ghi nhận, bệnh nhân từng điều trị tại bệnh viện địa phương nhưng không tiến triển với chẩn đoán ban đầu ung thư phổi, khối u ác tính xâm lấn vào phế quản và phổi.Ngày 21.2, Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Vũ Hữu Vĩnh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết người bệnh có khối phình động mạch phổi trái, với đường kính lên đến 15cm, kéo dài từ gốc động mạch phổi trái đến cả hai thùy trên và dưới của phổi trái. Khối phình động mạch phổi không chỉ gây ra tình trạng tràn máu và mủ vào khoang màng phổi trái, mà còn làm tổn thương nghiêm trọng các cấu trúc quan trọng như phế quản và vách trung thất. "Đây là một ca bệnh rất hiếm gặp, dễ bị chẩn đoán nhầm với u phổi và quá trình phẫu thuật điều trị vô cùng phức tạp, nhưng nếu không được can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong", bác sĩ Vĩnh cho hay.Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, một cuộc hội chẩn toàn viện được triển khai. Các bác sĩ thống nhất phương pháp điều trị, đồng thời chuẩn bị kỹ lưỡng trước, trong và sau khi phẫu thuật để tránh nguy cơ chảy máu hoặc nguy kịch hơn, có thể dẫn đến tử vong.Phó giáo sư Vũ Hữu Vĩnh cùng với ê kíp tiến hành đặt catheter động mạch và catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng cho bệnh nhân. Đây là bước chuẩn bị quan trọng, giúp đảm bảo an toàn tối đa trong suốt quá trình can thiệp. Việc đặt catheter động mạch giúp theo dõi huyết áp liên tục theo từng nhịp tim, cung cấp đường lấy máu nhanh chóng để xét nghiệm. Trong quá trình mở lồng ngực, ê kíp nhận thấy phổi trái của bệnh nhân dính vào thành ngực, bên trong chứa dịch vàng đục kèm giả mạc, gây cản trở việc bóc tách, xác định các cấu trúc xung quanh. Đặc biệt, khối tổn thương lớn với kích thước 15x15cm ở thùy dưới phổi không chỉ bám chặt vào thùy trên mà còn đập theo nhịp mạch, buộc các bác sĩ phải thực hiện bóc tách một cách tỉ mỉ và chính xác. Quá trình phẫu thuật càng trở nên căng thẳng hơn khi các bác sĩ đã phải đối mặt với tình trạng động mạch phổi bị phình to, bờ nham nhở và dính chặt vào các mô xung quanh, có thể vỡ ra và chảy máu ồ ạt bất cứ lúc nào dẫn đến nguy cơ tử vong của bệnh nhân. Phế quản thùy lưỡi và thùy trên bị tổn thương nặng. Tuy nhiên, ê kíp phẫu thuật đã nỗ lực kiểm soát tình trạng khoang màng phổi trái bị lấp đầy máu và mủ do khối phình động mạch xuất huyết, gây hoại tử gần như toàn bộ phổi trái. Đồng thời, làm sạch giả mạc, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lan rộng. Sau cùng, phổi trái đã được cắt bỏ toàn bộ, khoang màng phổi được bơm rửa kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu. Hiện tại sau hậu phẫu ngày thứ 3, bệnh nhân L. đã ổn định và tiếp tục hồi phục dưới sự theo dõi sát sao của các bác sĩ tại bệnh viện."Ngay khi cơ thể có những triệu chứng như đau ngực, khó thở hay những bất thường khác, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn chặn những rủi ro nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe", bác sĩ Vĩnh khuyến cáo.
Chiều 1.3, không khí trên sân vận động trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam Cup Thaco lần thứ 3 chính thức khởi tranh. Hàng nghìn sinh viên, cổ động viên đã phủ kín khán đài, mang theo cờ, băng rôn, trống kèn để cổ vũ cho các đội bóng tham dự. Tiếng hò reo, vỗ tay vang dội khắp sân, tạo nên bầu không khí cuồng nhiệt như một trận đấu chuyên nghiệp.Đặc biệt, sự xuất hiện của HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Kim Sang-Sik trên khán đài càng khiến không khí thêm bùng nổ. Ngay khi ông bước ra khu vực khán đài, đông đảo người hâm mộ đã nhận ra và lập tức vây quanh, xin chữ ký, chụp ảnh kỷ niệm. Một số sinh viên thậm chí còn mang theo áo đấu của đội tuyển Việt Nam và hồ hởi nhờ ông ký tặng. Trước tình cảm nồng nhiệt của người hâm mộ, HLV Kim Sang-Sik không giấu được nụ cười thân thiện và sẵn sàng giao lưu, trò chuyện với các bạn trẻ.Trả lời phỏng vấn sau khi theo dõi buổi khai mạc, HLV trưởng ĐT Việt Nam đánh giá cao tinh thần thi đấu của các cầu thủ trẻ và tin rằng bóng đá sinh viên sẽ là bệ phóng quan trọng cho bóng đá Việt Nam."Tôi rất vui mừng khi có thể đến tham dự giải đấu ngày hôm nay. Dù thời tiết khá nóng bức, nhưng tôi cảm nhận được sự nhiệt huyết và sôi nổi của các sinh viên. Điều này thực sự khiến tôi rất ấn tượng. Sự cổ vũ cuồng nhiệt của các bạn cũng là một điểm đặc biệt, tạo nên không khí bóng đá rất đáng nhớ", ông nói.Khi được hỏi về vai trò của các giải đấu sinh viên trong việc phát triển bóng đá, ông Kim nhấn mạnh: "Tôi biết đây chỉ là một giải đấu dành cho học sinh, sinh viên, nhưng thông qua sự cạnh tranh lành mạnh, các bạn có thể có một môi trường tốt để rèn luyện và phát triển. Không chỉ là bóng đá, mà trong học tập hay bất cứ lĩnh vực nào, tinh thần nỗ lực và lòng tự hào về màu cờ sắc áo của trường mình sẽ giúp các bạn tiến xa hơn".Việc mở rộng giao lưu quốc tế không chỉ giúp nâng cao trình độ chuyên môn mà còn tạo động lực lớn hơn cho bóng đá sinh viên Việt Nam.HLV Kim Sang-Sik dành thời gian chụp ảnh cùng người hâm mộ trước khi rời đi trong tiếng reo hò đầy phấn khích. Hình ảnh vị thuyền trưởng đội tuyển quốc gia gần gũi, nhiệt tình với các bạn trẻ đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng người hâm mộ có mặt tại sân vận động chiều nay.
Phú Yên: Tôm cá nuôi chết hàng loạt, ngư dân lao đao
Thông tin ban đầu, vụ cháy xảy ra khoảng 19 giờ ngày 4.3 tại một kho chứa len giữa khu dân cư đông đúc trên đường Lê Văn Tám, P.10, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), ngọn lửa bùng phát rất nhanh, khói lửa bao trùm cả khu dân cư sau khu biệt thự cổ Cadasa, khiến người dân hoảng loạn.Nhận được tin báo, Công an P.10 có mặt tại hiện trường phối hợp người dân tại chỗ dập lửa, đồng thời di chuyển người dân, đồ đạc của các hộ lân cận đến nơi an toàn. Ít phút sau, lực lượng Cảnh sát PCCC-CHCN huy động nhiều phương tiện cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Do đường Lê Văn Tám chật hẹp nên việc chữa cháy gặp không ít khó khăn.Theo lãnh đạo UBND P.10, khu vực xảy ra cháy là kho chứa len có diện tích khoảng 200 m2. Khối lượng len trong kho đang xác định, rất may vụ cháy không thiệt hại về người. Lực lượng Cảnh sát PCCC kịp thời đến hiện trường dập lửa nên ngọn lửa không lây lan ra những nhà xung quanh.Nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.